Chương 14

白泽丧葬用品店
Cập nhật:
Tạ Tố Tố xì một tiếng, cười khẩy: “Anh Tư, em không thích người ch*t đâu!” “Chỉ thích anh thôi, người sống nóng bỏng thế này cơ!” Cha tôi sợ đến mất mật, mỗi lần như vậy lại hét to gọi tên tôi: “Bé M/ập, c/ứu cha!” Còn tôi thì cưỡi mẹ gấu lao đến nhanh như gió. Mẹ gấu húc Tạ Tố Tố văng đi xa tít tắp. Tạ Tố Tố nằm rạp xuống đất, tức gi/ận bò dậy ch/ửi rủa đ/ộc á/c: “Thích lão Tư, anh nghĩ anh có thể thoát khỏi tay tôi sao?” Cha tôi ôm mặt khóc nức nở: “Ôi, đúng là nghiệp chướng mà!” Năm đó, một số ít người nghe lời cha tôi, dùng tiền m/ua lương thực và hạt giống để dự trữ. Nhưng phần lớn vẫn chọn lên thành phố làm công nhân. Nào ngờ binh đ/ao lo/ạn lạc, rất nhiều người bị bắt đi làm lính, không bao giờ có cơ hội trở về nhà. Những người ở lại làng đều sợ hãi, từ đó chăm chỉ làm ruộng, không dám chạy đi đâu nữa. Nhờ vậy, vụ mùa năm đó thu hoạch rất tốt, nhà nào cũng đủ ăn. Thấy lương thực dư dả, một số người muốn đem b/án. Nhưng mẹ nuôi lại bảo cha tôi ngăn cản: “Công chúa nương nương nói, số lương thực này không được b/án.” “Năm sau sẽ có nạn đói, lương thực này là để c/ứu mạng chúng ta.” Có người nghe lời cha tôi, có người thì không. Một số lén b/án bớt đi, một số khác lại b/án gần hết, chỉ để lại vài tháng lương thực. Năm sau, đúng như lời mẹ nuôi nói, hạn hán và nạn châu chấu ập đến. Cả vùng không có lấy một hạt thóc. Người nào nghe lời cha tôi thì sống sót. Người không nghe lời thì đói đến phát đi/ên, còn kéo nhau đến nhà tôi giành gi/ật lương thực. Nhưng kỳ lạ thay, những kẻ đó ăn vào thì đ/au bụng quằn quại, gào khóc kêu la. Khi mổ bụng ra, người ta mới thấy thứ trong bụng bọn họ toàn là đ/á sỏi. Đá sỏi sắc nhọn cứa nát ruột gan, khiến bọn họ đ/au đến ch*t đi sống lại. Từ đó, dân làng truyền tai nhau rằng cha tôi được thần tiên bảo vệ, không ai dám đắc tội với ông nữa. Nhưng cha tôi lòng dạ nhân hậu, không đành lòng nhìn dân làng ch*t đói. Ông mượn danh tu sửa tổ đường* để triệu tập dân làng đến làm việc. Tiền công không có, nhưng mỗi ngày đều được ăn hai bữa no nê. * tổ đường: nhà thờ tổ Sau ba năm, tổ đường lớn nhất làng đã được sửa xong. Để nuôi sống cả gia đình, cha tôi đem những món cổ vật mà mẹ nuôi cho đi b/án ở trên tỉnh, bắt đầu làm ăn buôn b/án. Nhờ sự giúp đỡ của ông chủ Bạch, cha tôi nhanh chóng phát tài, trở thành một phú hộ nổi tiếng. Miếu thờ mẹ nuôi ngày càng được mở rộng, hương khói lúc nào cũng nghi ngút. Người khắp nơi tìm đến miếu để cầu tài, cầu con, cầu duyên, cầu công danh sự nghiệp và sức khỏe. Không ai không được như ý. Còn đạo sĩ họ Lý thì trở thành ông từ* trong miếu, ngày ngày xem phong thủy, bói toán và đoán vận mệnh cho người ta. *ông từ: Người soi sóc chùa miếu