Lần đầu gặp Lục Viêm Trinh, ký ức không mấy dễ chịu.
Hôm ấy tôi nhận một lá cờ quân đội.
Nó được xếp ngay ngắn trong hộp gỗ vuông.
Thay cho nắm tro cốt của cha.
Mẹ tôi nằm liệt giường trong bệ/nh viện.
Đứa bé mười tuổi cô đ/ộc ôm hộp gỗ, thẫn thờ bên bồn hoa trước cổng viện.
Tôi cần khóc cho ráo nước mắt, gửi hộp này lại phòng y tá.
Để kịp trở về phòng bệ/nh với mẹ.
Nước mắt chưa kịp khô...
Một thiếu niên chững chạc đứng chắn trước mặt, giọng cứng nhắc: "Đừng khóc!"
Anh ta trông hơn tôi vài tuổi.
Bộ đồ c/ắt may kiểu quân phục, đôi giày da đen bóng loáng.
Gương mặt nghiêm nghị: "Cha cậu là anh hùng, cậu nên tự hào."
Tôi gật đầu, nước mắt vẫn rơi không ngừng.
Anh chau mày như gặp bài toán khó.
Bàn tay vụng về đưa lên, lau vội má tôi.
"Lục Viêm Trinh!"
Tiếng gọi vang lên. Anh quay người chạy vội về phía chiếc xe quân sự đỗ cổng.
Người mở cửa chính là vị sĩ quan trao cờ cho tôi sáng nay.
Cuộc gặp chớp nhoáng ấy, hẳn Lục Viêm Trinh đã quên bẵng.
Nhưng trong ký ức tôi, thước phim ấy tua đi tua lại không dứt.
Cho đến khi bóng lưng thiếu niên năm nào trùng khít với hình dáng đang len lỏi giữa ngõ nhỏ quanh co.
Lại sắp xa cách.
Tôi nghĩ.
Chỉ có điều...
Lần này người ra đi là tôi.
Lục Viêm Trinh đi/ên cuồ/ng chạy, lục soát từng căn phòng.
Khi sắp chạm mép khu dân cư...
Rầm!!!
Một quả mìn tự chế phát n/ổ.
Bụi m/ù tan dưới làn gió.
Phơi bày khuôn mặt Lục Viêm Trinh nhuốm đầy bụi đất cùng vẻ k/inh h/oàng.
Hướng mắt về căn nhà trống hoác vách tường.
Anh vật vã đứng lên rồi đổ sụp.
Dòng m/áu từ thái dương chảy dài.
Lục Viêm Trinh không màng đến vết thương.
Lảo đảo bò vào đống đổ nát.
Quỳ sụp trước thân thể bất động của tôi.
Anh đã tìm thấy tôi.
Nhưng không biết...
Còn kịp không?