Bìa truyện
Tác giả: Jeffery Deaver

Đôi khi, kẻ ra tay giết người lại không phải là hung thủ thật sự.9 giờ sáng, giờ cao điểm tại một ga tàu điện ngầm ở trung tâm thủ đô Washington, một kẻ điên mang súng tự động gắn ống giảm thanh đã bắn bừa vào đám đông. Hắn trốn thoát giữa cảnh hỗn loạn và không một ai trông thấy hắn.Một giờ sau, văn phòng thị trưởng nhận được một lá thư tay với nội dung: thành phố phải chi ra 20 triệu, nếu không sẽ có hàng trăm người nữa phải chết trong những cuộc tấn công tiếp theo vào lúc 4 giờ, 8 giờ và nửa đêm. Không có cách nào chống lại âm mưu ấy, và ngài thị trưởng chỉ còn cách trả tiền chuộc. Nhưng rồi một vụ tai nạn gần Tòa thị chính đã xảy ra và người ta nhận dạng nạn nhân chính là kẻ chủ mưu của vụ tấn công này, đột nhiên không ai còn biết phải làm thế nào để ngăn tay súng điên loạn khỏi giết người hết lần này đến lần khác.Manh mối duy nhất mà Cục điều tra liên bang có được chính là bức thư tống tiền,và người giỏi nhất trong ngành giám định tài liệu ở nước Mỹ là Parker Kincaid, một cựu đặc vụ FBI. Người phụ trách chiến dịch truy lùng tên sát thủ - Margaret Lukas đã phải triệu anh ra khỏi ngôi nhà yên bình ở ngoại ô để cùng lao vào cuộc chạy đua với từng thời hạn một.Giọt lệ quỷ có rất nhiều nút thắt bất ngờ, như mọi câu chuyện khác của tác giả Jeffery Deaver, nhưng có lẽ điểm thú vị nhất trong cuốn sách này chính là việc nhà văn đã mang đến cho mỗi nhân vật một giọng nói riêng - không ai giống ai. Trong đó khác biệt với tất cả lại chính là giọng nói ngô nghê, đơn giản của hung thủ - Digger. Ở từng thời điểm nhất định, người đọc có thể đi từ kinh ngạc, giận dữ với hắn, cho đến sự thương cảm bất ngờ dành cho một cỗ máy giết người không tự nguyện khi tác giả hé lộ toàn bộ cảnh ngộ dẫn dắt hắn đến con đường này.

8/10
Bìa truyện
Tác giả: Điềm Oa

Sau khi xuyên thành cô giáo của nữ chính trong tiểu thuyết người lớn.Tôi được cha nuôi của nữ chính thuê để dạy dỗ cô bé 17 tuổi ấy.Ông chủ đặt trọn niềm tin vào tôi.Nhưng tôi là một hệ thống "Tắt Đèn".Mục tiêu của tôi là biến tất cả truyện người lớn thành truyện trong sáng.Tiếc thấy đó, ông chủ của tôi ơi, ngài sẽ phải thất vọng rồi.

8/10
Bìa truyện
Tác giả: Agatha Christie

Ở Ai Cập vào năm 2000 trước công nguyên, cái chết được xem là mang lại ý nghĩa cho sự sống. Tại chân một vách đá là thi thể co quắp bấy nát của Nofret, thiếp yêu của một giáo sĩ. Trẻ, đẹp và ác dạ, hầu hết mọi người đồng ý rằng đó là định mệnh - cô ta đáng phải chết như một con rắn!Tuy nhiên tại nhà của cha mình bên bờ sông Nile, cô con gái Renisenb của giáo sĩ lại nghĩ rằng cái chết của người phụ nữ thật đáng ngờ. Càng ngày cô càng tin mầm mống của cái ác nảy nở trong nhà mình - và chứng kiến một cách bất lực những mê đắm của gia đình trong cảnh chết chóc.

8/10
Bìa truyện
Tác giả: Jeffery Deaver

Bất cứ điều gì cũng có nguyên nhân và nguồn gốc của nó. Không có gì là ngẫu nhiên cả. Quá khứ, hiện tại, và tương lai. Tất cả đều được xâu chuỗi vào nhau, ghép vào nhau hoàn hảo đến từng giây từng phút. Mọi vấn đề đều có xuất phát điểm, hay điểm khởi đầu. Để giải quyết vấn đề đó, đương nhiên chúng ta phải truy tìm và xử lý nguồn gốc, nếu không như vậy, thì vấn đề đó sẽ vẫn còn, âm ỉ, và phát triển theo những chiều hướng khác.“Lá Bài Thứ 12” là sự kết hợp chặt chẽ giữa quá khứ và hiện tại, đó là cả một quá trình săn đuổi, lần tìm từng nhánh lớn của vụ án để đưa tới một nguồn gốc sâu xa duy nhất. Trong mọi vụ án, động cơ gây án là yếu tố cốt lõi quyết định tới việc phơi bày tội ác và buộc tội hung thủ. Nhưng vượt khỏi tất cả mọi điều mà trí tưởng tượng có thể đưa ta tới, kết cục của những vụ án trong tiểu thuyết của Jeffery Deaver luôn làm bất ngờ người đọc.Bắt đầu bằng cuộc đấu trí giữa một cô gái nhỏ bé, xấu xí nhưng đầy nghị lực mạnh mẽ và không thiếu phần thông minh láu cá với một tên tội phạm lạnh lùng và gần như hoàn hảo trong mỗi hành động. Đôi khi, ranh giới giữa sống và chết lại phụ thuộc vào chính giác quan, linh cảm và quyết định của chúng ta.Một sát thủ không khác gì Tử thần. Không nao núng. Không để lại một dấu vết.Một cô bé, bằng niềm tin và sức sống, với một ý chí vượt khỏi tất cả những gì người khác có thể nghĩ khi nhìn thấy cô lần đầu.Một Lincoln Rhyme với những bản năng và trực giác bẩm sinh của một nhà điều tra tội phạm cùng với sự trợ giúp của những đồng đội tài ba đầy nhiệt huyết.Một cuộc đua, một cuộc rượt đuổi, đấu trí nghẹt thở đầy kịch tính và bất ngờ đến từng chi tiết cho đến tận cuối cùng. Những âm mưu liên tiếp bị lật đổ, âm mưu này lại nằm trong âm mưu khác. Chỉ một sai lầm là đưa đến hậu quả.“Lá bài thứ mười hai” còn mang đến cho người đọc bức tranh về mặt tối trong xã hội ở New York. Tệ nạn xã hội, tội phạm, và sự phát triển của một phần tầng lớp thanh niên hư hỏng chơi bời. Bên cạnh đó là lịch sử và sự phát triển của thành phố tuyệt vời này trên mọi mặt trong đó có những nét đặc trưng rất riêng về nghệ thuật đường phố.Qua “Lá bài thứ mười hai”, tác giả còn gửi gắm đến người đọc một thông điệp, rằng tội ác dù ở cấp độ nào, dù có bao che đến đâu và tinh vi tới mức nào, cũng sẽ có lúc bị phơi bày. Và tất cả chúng ta đều sẽ nhận được kết quả cho hành động của mình.

8/10
Bìa truyện
Tác giả: Sidney Sheldon

Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như "Nếu còn có ngày mai", “Âm mưu ngày tận thế”, "Thiên thần nổi giận"..., đã từ trần ở tuổi 89.Warren Cowan, một trong những cố vấn của Sheldon cho biết nhà văn từ trần vào chiều ngày 30/12 tại Bệnh viện Eisenhower ở Rancho Mirage (Mỹ) vì bệnh viêm phổi. Vợ ông, bà Alexandra, con gái Mary Sheldon đồng thời cũng là một nhà văn, đã có mặt bên cạnh Sheldon trong lúc lâm chung. Cowan xúc động nói: “Tôi đã mất một người bạn lâu năm và thân thiết nhất. Trong suốt những năm tháng được làm việc cùng Sheldon, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai đó nói một từ không hay về ông”. Sidney Sheldon từng có thời gian làm việc tại Hollywood và là tác giả của nhiều kịch bản phim nhựa và phim truyền hình nổi tiếng.Tuy nhiên, bước sang 50 tuổi, tức là vào khoảng những năm 1967, ông lại chuyển sang viết tiểu thuyết và nổi tiếng với hàng chục tác phẩm ăn khách nhất hành tinh, được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Những cuốn sách của Sheldon, như “Thiên thần nổi giận”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai” đã khiến tên tuổi của nhà văn Mỹ luôn tồn tại trong lòng bạn đọc.Ông là một nhà văn có tài thực thụ. Bằng cách viết và diễn tả tình tiết câu chuyện rất ly kỳ với giọng văn hóm hỉnh nhưng đầy trí tuệ, những tác phẩm của Sheldon thường nói về những nhân vật thành đạt, nổi tiếng nhưng không có thật và thường là phụ nữ.Trong một cuộc phỏng vấn năm 1982, Sheldon tâm sự: “Tôi cố gắng viết những tác phẩm để người đọc không thể đặt chúng xuống. Tôi viết để khi người đọc đọc tới cuối chương, họ phải đọc thêm một chương nữa”. Giải thích lý do tại sao có quá nhiều phụ nữ là các nhân vật chính trong các tác phẩm của ông, Sheldon nói: “Tôi thích viết về những người phụ nữ tài giỏi, và quan trọng hơn, là họ vẫn đầy quyến rũ, nữ tính. Phụ nữ có một sức mạnh vô cùng to lớn - đó là nét quyến rũ và người đàn ông không thể làm gì nếu thiếu điều này”. Không giống như những nhà văn khác thường sử dụng máy chữ hoặc máy tính để viết tác phẩm, Sheldon thường đọc ra 50 trang truyện mỗi ngày cho thư ký hay máy thu âm ghi lại. Sau đó, ông sửa bản sáng tác vào ngày hôm sau và cứ tiếp tục công việc như vậy cho tới khi tác phẩm của ông dài từ 1.200 tới 1.500 trang.Sheldon nói: “Tôi đọc và sửa lại bản viết cuối cùng từ 12 tới 15 lần. Có thể tôi chỉ dùng cả năm để sửa lại bản viết đó”. Sidney Sheldon sinh ngày 11/2/1918 tại Chicago, Illinois dưới tên Sidney Schechtel, trong một gia đình có bố là người Do Thái gốc Đức, mẹ là gốc Nga. Ông bắt đầu việc viết lách ngay từ khi còn rất nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon đã kiếm được 10 USD cho một bài thơ. Thời trai trẻ, Sheldon từng làm nhiều nghề để kiếm sống trong khi là sinh viên tại Northwestern University và tham gia một nhóm chuyên viết những vở kịch ngắn.Sheldon từng thú nhận ông suýt tự tử vào năm 17 tuổi. Năm 17 tuổi, Sheldon quyết định thử vận may tại Hollywood. Công việc ban đầu duy nhất mà Sheldon nhận được là đọc kịch bản phim tại Universal Studio với giá 22 USD/ tuần. Trong khi đó, ban đêm ông viết kịch bản phim riêng của mình và bán lại cho Universal với giá 250 USD. Sau thế chiến thứ 2, từ một phi công của Lực lượng không quân Mỹ, Sheldon giải ngũ và về làm việc cho sân khấu kịch Broadway - nơi đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự nghiệp viết văn của ông. Cũng tại đây, Sheldon nhận giải Tony award cho kịch bản hay nhất cho “Redhead”.Với hơn 300 triệu ấn bản được bán, Sheldon không chỉ là một trong những nhà văn “lão làng” của Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học thế giới. Ông từng đoạt giải Oscar với kịch bản hay nhất cho phim “The Bachelor and the Bobby-Soxer” (1957), giải Tony Award cho vở nhạc kịch “Rehead” (1957) nổi tiếng của sân khấu kịch Broadway và giải Emmy cho “Dream of Jeannie” (1967) Tại Việt Nam, nhiều tác phẩm của Sheldon đã được dịch và xuất bản như “Âm mưu ngày tận thế”, “Bầu trời sụp đổ”, “Người lạ trong gương”, “Phía bên kia nửa đêm”, “Nếu còn có ngày mai”, “Kế hoạch hoàn hảo”, “Cát bụi thời gian”….

8/10